CHI TIẾT Ý KIẾN VÀ PHẢN HỒI

ý kiến chia sẻ
Thứ ba, 23/07/2019, 09:40 SA
Cỡ chữ Màu chữ image
Thông tin ý kiến
Chủ đề: ý kiến chia sẻ
Người gửi: Nguyễn Thị Thanh Mai Email: minhtuyen0904@yahoo.com
Địa chỉ: TPHCM Số điện thoại:
Giới tính: Nam Năm sinh:
Lĩnh vực: Hỏi đáp Ngày gửi: 23/07/2019
Nội dung: Về lĩnh vực an toàn chất lượng công trình xây dựng, xin ông Hiệp cho biết những kinh nghiệm xương máu để người dân rút kinh nghiệm về các vụ tranh chấp phát sinh khi thi công công trình có thể gây thiệt hại cho công trình kế cận hoặc cả đối với người bị gây thiệt hại. Làm sao để ngăn chặn tình trạng xây một nhà lại làm hại đến một nhà khác? Có kỹ thuật gì để cứu vãn tình hình này không? Nếu không thì mỗi khi nhà này xây chủ nhà khác lại hồi hộp không yên vì biết đâu dính phải rắc rối từ trên trời rơi xuống vì chẳng ai muốn thế cả.
Tài liệu đính kèm: Không có tài liệu đính kèm
Thông tin phản hồi
Không có tài liệu đính kèm
Người phản hồi:
Nội dung: chào bà Thanh Mai. Phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng Sở Xây dựng Tp.Hồ Chí Minh trả lời câu hỏi của bà như sau : Hầu hết các sự cố xảy ra đều xuất phát từ việc xây chen (mặt bằng chật hẹp); công trình mới có tầng hầm, thậm chí có nhiều hầm nằm kề công trình cũ; móng các công trình cũ lân cận có phần tạm bợ, xuống cấp... Mặt khác, các nhà thầu đều không lập biện pháp thi công theo thực tế của lô đất (do sợ tốn kém, do không đủ năng lực) mà chủ yếu thi công theo "thói quen" - đặc biệt đối với những công trình nhỏ, các nhà dân trong khu phố nên hay dẫn đến sự cố cho những nhà lân cận ngay từ khi làm móng cho nhà mới. Theo Chỉ thị 07/2007/CT-BXD, khi xây chen, để có được biện pháp đào móng an toàn, nhà thầu và đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát phải phối hợp để khảo sát móng các công trình lân cận thông qua khuôn viên lô đất sắp thi công, biết được những tình huống bất cập có thể xảy ra để ngăn ngừa sự cố từ đầu. Điều này có thể làm mất thời gian nhưng thật sự cần thiết, phải làm. Thông tư 39/2009/TT-BXD còn quy định phải khảo sát hiện trạng các công trình lân cận trước khi khởi công móng, lập biên bản. Nếu khó khăn, chính quyền địa phương sẽ can thiệp. Nếu nhà lân cận không cho, họ sẽ không được khiếu nại về sau khi có hư hại. Lưu ý là khảo sát hiện trạng theo nguyên trạng, để đánh giá những hư hại tại thời điểm đó đã có, không ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường của các hộ lân cận trên tinh thần hiểu biết và giúp đỡ nhau. Điều quan trọng nữa là chủ đầu tư phải tìm được nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm, đủ thiết bị thi công, không quá chú trọng đến yếu tố giá rẻ. Nếu cần, buộc nhà thầu phải mua bảo hiểm và ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng từ đầu. Rất tiếc, thực tế nhiều chủ đầu tư xem thường nội dung này. Lưu ý rằng khi có sự cố xảy ra, về nguyên tắc, công trình bị đình chỉ thi công đến khi bồi thường xong thiệt hại. Nếu nhà thầu không đủ tài chính để bồi thường, chủ đầu tư không san sẻ do hợp đồng đã quy định, việc ngưng thi công sẽ gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư. Thực tế còn gặp NHIỀU trường hợp các nhà lân cận bị ảnh hưởng đòi bồi thường rất lớn, không chỉ bồi thường thiệt hại vật chất (tính được), mà còn thiệt hại về kinh tế, tinh thần... đã làm việc bồi thường kéo dài, thậm chí phải thưa ra tòa. Xin được lưu ý để cẩn trọng ngay từ đầu.
Số lượng lượt xem: 184