Chức năng và nhiệm vụ Thanh tra Sở - Chức năng và nhiệm vụ Thanh tra Sở
Giới thiệu chung
Thanh tra Sở Xây dựng có các chức năng - nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng chương trình kế hoạch hàng năm về Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên ngành xây dựng trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đó.
2. Thực hiện nhiệm vụ Thanh tra hành chính (thanh tra việc thực hiện chính sách, quy định pháp luật, nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Sở Xây dựng) :
a) Thanh tra, báo cáo kết quả xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các bên có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo hướng dẫn của Thanh tra Thành phố.
c) Thanh tra vụ, việc khác do Giám đốc Sở giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành theo điều 17 Nghị định 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng :
a) Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng;
b) Thành lập các đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra xây dựng chuyên ngành theo chương trình đột xuất do Giám đốc Sở giao;
c) Cử người tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành khi có yêu cầu của Thanh tra Thành phố, Thanh tra Bộ Xây dựng.
4. Thanh tra Sở chịu trách nhiệm về công tác tổ chức tiếp công dân của Sở Xây dựng; thực hiện đúng Quy chế về tổ chức tiếp công dân của Giám đốc Sở.
5. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo :
a) Chủ trì và tham gia tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
b) Tham mưu, đề xuất Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo;
c) Theo dõi, kiểm tra các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trong việc thi hành các quyết định giải, quyết khiếu nại tố cáo có hiệu lực pháp luật của Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân thành phố và Giám đốc Sở Xây dựng.
6. Phối hợp với Văn phòng ( pháp chế ) tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý cho nhân dân trên địa bàn thành phố.
7. Thực hiện chế độ giao ban hàng quý với Thanh tra xây dựng 24 quận, huyện :
a) Nắm tình hình hoạt động của Thanh tra Xây dựng quận, huyện; tình hình hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố;
b) Nghe những khó khăn, vướng mắc và đề xuất của Thanh tra xây dựng quận, huyện để giải đáp, hướng dẫn.
c) Tổng hợp tình hình vi phạm xây dựng để đề xuất, kiến nghị các biện pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.
8. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho Thanh tra xây dựng 24 quận, huyện.
9. Về công tác phòng, chống tham nhũng :
a) Chánh Thanh tra là Thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Sở Xây dựng.
b) Thực hiện công tác phòng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về phòng, chống tham nhũng trình Giám đốc Sở phê duyệt và triển khai thực hiện.
d) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đầu tranh chống tham nhũng;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo theo yêu cầu về công tác phòng, chống tham nhũng.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở về công tác phòng, chống tham nhũng.
10 Quản lý, tổ chức biên chế, tài sản và kinh phí phục vụ hoạt động Thanh tra Sở.
11. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở giao.
QT
- Chức năng và nhiệm vụ Phòng Tổ chức - Cán bộ (05/08/2015)
- Chức năng và nhiệm vụ Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản (05/08/2015)
- Chức năng và nhiệm vụ Phòng Phát triển đô thị (05/08/2015)
- Chức năng và nhiệm vụ Phòng Thẩm định dự án (05/08/2015)
- Chức năng và nhiệm vụ Phòng Vật liệu xây dựng (05/08/2015)