CHI TIẾT Ý KIẾN VÀ PHẢN HỒI

Chung cư hết hạn sử dụng?
Thứ ba, 23/07/2019, 08:35 SA
Cỡ chữ Màu chữ image
Thông tin ý kiến
Chủ đề: Chung cư hết hạn sử dụng?
Người gửi: Cuc Nguyen Email: cucntk@yahoo.com
Địa chỉ: TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại:
Giới tính: Nam Năm sinh:
Lĩnh vực: Hỏi đáp Ngày gửi: 23/07/2019
Nội dung: Khi chung cư hết hạn sử dụng, cơ quan nào xây dựng lại chung cư và đền bù cho người dân như thế nào?
Tài liệu đính kèm: Không có tài liệu đính kèm
Thông tin phản hồi
Không có tài liệu đính kèm
Người phản hồi:
Nội dung: Khi chung cư hết hạn sử dụng, việc phá dỡ nhà chung cư và đền bù cho người dân được quy định tại Luật Nhà ở như sau: Tại khoản 3, điều 83 quy định nhà chung cư cao tầng hết niên hạn sử dụng là một trong các trường hợp nhà ở phải phá dỡ. Về trách nhiệm phá dỡ nhà ở, khoản 3 điều 84 quy định: Việc phá dỡ nhà chung cư từ hai tầng trở lên và nhà ở khác từ bốn tầng trở lên phải do doanh nghiệp có năng lực về xây dựng thực hiện và phải có phương án phá dỡ cụ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp khẩn cấp. Về chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân khi nhà ở bị phá dỡ, theo điều 87 quy định: 1. Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở cho mình khi nhà ở bị phá dỡ; 2. Phá dỡ nhà ở thuộc diện giải phóng mặt bằng thì chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân được giải quyết theo chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải bảo đảm nguyên tắc chỗ ở mới của hộ gia đình, cá nhân phải bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ. Theo quy định tại khoản 2 điều 89, phá dỡ nhà ở theo nhu cầu của chủ sở hữu nhà ở: Việc phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu theo nhu cầu thì phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý và phải tuân thủ các quy định tại điều 84 và điều 85 của Luật này: Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để xây dựng lại thì phải có dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm quyền được tái định cư và lợi ích chính đáng của các chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23-6-2010 của Chính phủ có quy định như sau: 1. Nhà chung cư cũ bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức di chuyển các hộ gia đình đang sống trong nhà chung cư tới địa điểm khác để thực hiện phá dỡ nhà ở đó. Các hộ gia đình có trách nhiệm di chuyển theo quyết định của UBND cấp tỉnh và được hưởng các quyền và lợi ích như đối với trường hợp giải phóng mặt bằng. 2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà thực hiện phá dỡ theo yêu cầu của các chủ sở hữu để xây dựng lại thì phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đó đồng ý. Số chủ sở hữu còn lại không đồng ý phá dỡ thì sẽ bị UBND cấp tỉnh cưỡng chế di chuyển và phải chi trả các chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ nhà ở. Nhà nước có chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với trường hợp chủ sở hữu tự nguyện di chuyển đến nơi ở khác (không tái định cư tại chỗ) sau khi xây dựng lại nhà chung cư. 3. Trường hợp nhà chung cư cũ chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 1 điều này nhưng các chủ sở hữu có nhu cầu cải tạo nâng cấp hoặc mở rộng thêm diện tích thì phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đó đồng ý. Việc cải tạo nhà chung cư phải phù hợp quy hoạch xây dựng và tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.
Số lượng lượt xem: 267