CHI TIẾT Ý KIẾN VÀ PHẢN HỒI

Hỏi về quản lý cơ sở sx VLXD
Thứ tư, 24/07/2019, 03:05 SA
Cỡ chữ Màu chữ image
Thông tin ý kiến
Chủ đề: Hỏi về quản lý cơ sở sx VLXD
Người gửi: Trần Xuân Thạch Email: Springtone10@yahoo.com
Địa chỉ: Trần Xuân Thạch Số điện thoại:
Giới tính: Nữ Năm sinh:
Lĩnh vực: Hỏi đáp Ngày gửi: 24/07/2019
Nội dung: Xin kính chúc Sở Xây dựng năm mới an khang thịnh vượng. Tôi có câu hỏi như sau: Tôi có cơ sở khai thác khoáng sản đá Granit làm vật liệu xây dựng thông thường như đá hộc, đá 4x6, đá 1x2, đá Base... Vậy Sở Xây dựng có được quyền kiểm tra đơn vị chúng tôi không? nếu kiểm tra thì bao gồm những nội dung gì? xin cho biết các căn cưa pháp luật quy định? Quản lý của Sở Xây dựng đối với chúng tôi bao gồm những mặt nào? rất chân thành cám ơn sự tư vấn của Sở Xây dựng.
Tài liệu đính kèm: Không có tài liệu đính kèm
Thông tin phản hồi
Không có tài liệu đính kèm
Người phản hồi:
Nội dung: chào ông/ba` Trần Xuân Thạch. Phòng Quản lý Vật liệu xây dựng Sở Xây dựng trả lời câu hỏi của ông/ba` như sau: 1. Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn thành phố (bao gồm kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực VLXD) theo sự phân công tại các văn bản pháp luật sau: - Quy định tại điểm b khoản 4 Điều 36 – Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý VLXD: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực VLXD theo thẩm quyền trên phạm vi địa phương. - Quy định tại khoản 10 Mục II – Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng; khoản 7 Điều 4 – Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 của Ủy ban nhân dân Tp. HCM ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng Tp. HCM, giao Sở Xây dựng nhiệm vụ quản lý VLXD. Do đó, Sở Xây dựng là cơ quan được giao tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực VLXD trên địa bàn TPHCM. Định kỳ hàng năm, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở ngành (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Ủy ban nhân dân các quận – huyện tổ chức kiểm tra toàn diện việc chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VLXD theo Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về VLXD trên địa bàn Tp. HCM, nhằm phối hợp quản lý một cách chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ trên toàn địa bàn. 2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 – Nghị định số 124/2007/NĐ-CP, nội dung kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực VLXD bao gồm: - Việc thực hiện quy hoạch VLXD. - Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất VLXD. - Chất lượng sản phẩm VLXD sản xuất trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. - Sự đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh VLXD. - Điều kiện kinh doanh VLXD. 3. Nội dung quản lý cụ thể: Theo câu hỏi của Ông (Bà) Trần Xuân Thạch, đơn vị của Ông (Bà) hiện đang hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất VLXD (các loại đá xây dựng và đá granít ốp lát). Theo đó, đơn vị phải chấp hành các quy định trong lĩnh vực VLXD do Sở Xây dựng quản lý như sau: - Quy hoạch phát triển VLXD TPHCM đến năm 2020 được UBND TPHCM duyệt tại Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 21/5/2011. Trong đó, có các nội dung liên quan đến đơn vị như sau: + Định hướng phát triển các loại đá xây dựng và vật liệu ốp lát. + Thành phố xác định quan điểm phát triển là tập trung các cơ sở sản xuất VLXD vào các khu công nghiệp để thuận lợi trong phát triển sản xuất và đảm bảo về môi trường; từng bước chuyển đổi hoặc loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp, không phù hợp với quy hoạch chung của thành phố (hoàn tất năm 2015); đến năm 2020 di dời các cơ sở sản xuất VLXD nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ra khỏi Thành phố đến những địa phương có quy hoạch phù hợp hoặc vào các khu công nghiệp của Thành phố. - Đối với đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất VLXD, ngoại trừ việc chấp hành các quy định pháp luật về khoáng sản, đơn vị còn phải tuân thủ các quy định: + Hoạt động sản xuất, kinh doanh VLXD theo quy định tại chương III – Nghị định số 124/2007/NĐ-CP. + Có bộ máy nhân lực được đào tạo, đủ năng lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm theo quy định tại mục I – Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng. + Việc sản xuất, kinh doanh VLXD phải phù hợp với Quy định khu vực, đường phố, địa điểm kinh doanh VLXD, nơi đổ phế thải VLXD của UBND quận – huyện nơi đơn vị hoạt động (theo khoản 1 mục III – Thông tư số 11/2007/TT-BXD). - Ngoài ra, sản phẩm đá granít được gia công từ đá khối thiên nhiên thuộc nhóm đá ốp lát tự nhiên (theo TCVN 4732:2007) là loại sản phẩm phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Xây dựng địa phương nơi đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. + Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật. + Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD, mã số QCVN 16:2011/BXD kèm theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011, trong đó có sản phẩm, hàng hóa đá ốp lát tự nhiên nêu trên.
Số lượng lượt xem: 288