Nhà bên cạnh xây dựng làm nứt nhà? - Nhà bên cạnh xây dựng làm nứt nhà?
CHI TIẾT Ý KIẾN VÀ PHẢN HỒI
Nhà bên cạnh xây dựng làm nứt nhà?
Thông tin ý kiến
Chủ đề: Nhà bên cạnh xây dựng làm nứt nhà? | |
Người gửi: Nguyễn Thị Kim | Email: lukimcuong2009@gmail.com |
Địa chỉ: Q. Thủ Đức | Số điện thoại: |
Giới tính: Nam | Năm sinh: |
Lĩnh vực: Hỏi đáp | Ngày gửi: 24/07/2019 |
Nội dung: Tôi mua đất năm 2003 bằng giấy tay và xây dựng nhà cấp 4 tháng 12/2006 không phép. Vậy hiện nay tôi làm giấy tờ nhà có được không? Và tháng 5/2012 nhà kế bên xây dựng nhà 4 tấm đã làm nứt nhà của tôi. Xong tôi có làm đơn như sau: 1. Tôi làm đơn lần 1 ngày 28/08/2012 gửi cấp phường và được hòa giải 3 lần không thành, phường yêu cầu tôi làm đơn gửi tòa án và yêu cầu bên xây dựng ngưnmg thi công. Tuy sau 3 ngày thì chủ nhà đên nói chuyện và đưa tôi khoản tiền là 26tr để tự sữa chữa. (trong biên bản nhận tiền có ghi nội dung như sau: A. Tôi yêu cầu chủ nhà xây dựng không làm ảnh hưởng đến nhà của tôi về sau. B . Chủ xây dựng nhà yêu cầu tôi không kiện cáo về sau khi nhận 26tr tự sữa chữa. C . Chủ tich yêu cầu bên xây dựng phải che chắn để đảm bảo an toàn lao động. Nhưng sau khi tôi nhận tiên khoản 1 tháng sau thì nhà tôi nứt rất nhiều những vị trí khác và rất nặng có thể sập nhà. Đồng thời bên xây dựng không che chắn và để nguyên dàn giáo ngay trên mái tôn nhà chúng để tô trét và làm Nên dẫn đến nhà chúng tôi hư hỏng nghiêm trọng. 2. Tôi làm đơn lần 2 và nộp kèm theo hinh ảnh mới gửi đến ủy ban phường. thì phương trả lời không gải quyết theo đơn và nói tôi đã nhận 26tr đồng sữa chữa nhà và không kiện cáo về sau. Vậy xin hỏi phía ủy ban phương giải quyết như vậy có đúng không? Đúng luật quy định chưa? Hiện giờ nhà tôi vẫn chưa sữa chữa. Xin quý cơ quan giúp đỡ tư vấn cho tôi hiểu thêm về luật trong thời gian sớm nhất vì nhà tôi có thể sập bất cứ lúc nào còn bên xây dựng thì khoản 1 tháng nữa là hoàn tất đưa vào sử dụng. Xin chân thành cám ơn quý cơ quan. | |
Tài liệu đính kèm: | Không có tài liệu đính kèm |
Thông tin phản hồi
Người phản hồi: |
Nội dung: Chào bà Nguyễn Thị Kim, Qua câu hỏi của bà, Thanh tra Sở Xây dựng trả lời như sau: 1/ Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, đề nghị bà liên hệ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất quận (huyện) nơi công trình tọa lạc để được giải quyết theo thẩm quyền. 2/ Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trình tự, thủ tục giải quyết việc thi công gây lún, nứt công trình lân cận của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như sau: Căn cứ Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư. “1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại: a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bê bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại tòa án. b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại…” Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng: “… b) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 11 và khoản 6, khoản 7 Điều 25 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP khi được phát hiện hoặc có khiếu kiện của bên bị thiệt hại, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản theo Phụ lục II Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, yêu cầu chủ đầu tư ngừng ngay việc thi công xây dựng công trình. Ngay sau khi biên bản được lập, nếu hai bên không tự thỏa thuận được và một bên có đơn yêu cầu thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì mời chủ đầu tư công trình vi phạm và đại diện bên bị thiệt hại đến để thỏa thuận mức đền bù. Sau bảy ngày kể từ ngày thỏa thuận lần đầu không thành hoặc bên bị thiệt hại vắng mặt không có lý do chính đáng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thỏa thuận lần hai. Trường hợp tại các buổi thỏa thuận mà bên bị thiệt hại vắng mặt không có lý do chính đáng thì chủ đầu tư công trình được tiếp tục thi công xây dựng. Trường hợp thỏa thuận lần hai không thành, các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết, công trình được tiếp tục thi công khi có quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án. Trường hợp công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ thì Chủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ tiền di chuyển và thuê chỗ ở tạm thời cho bên bị thiệt hại trong thời gian giải quyết.” Như vậy, việc bà nhận 26 triệu đồng để tự sửa chữa chứng tỏ hai bên đã đạt được thỏa thuận bồi thường thiệt hại. Nếu không đồng ý, đề nghị bà khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết. |