CHI TIẾT Ý KIẾN VÀ PHẢN HỒI

Thủ tục xin sửa chữa nhà
Thứ tư, 24/07/2019, 03:39 SA
Cỡ chữ Màu chữ image
Thông tin ý kiến
Chủ đề: Thủ tục xin sửa chữa nhà
Người gửi: Trần Văn Anh Email: anhtv@yahoo.com
Địa chỉ: TP.HCM Số điện thoại:
Giới tính: Nữ Năm sinh:
Lĩnh vực: Hỏi đáp Ngày gửi: 24/07/2019
Nội dung: Kính gửi Sở Xây dựng Tp.HCM: 1. Tôi mua nhà năm 1998 (có sổ đỏ), nhà 1 trệt 1 gác lửng, năm 2001 có sửa chữa lại (nhà 1 trệt 1 gác lửng). Đến năm 2007, nhà kế bên nhà tôi xây lại nhà (4 tấm), trong quá trình nhà kế bên xây dựng có làm nhà tôi bị nứt nhiều chổ nhưng nhà tôi không có làm đơn khiếu nại lên Phường mà chỉ báo chủ nhà và chủ nhà có qua trát lại những chổ nứt. Tuy nhiên đến đầu năm 2009 thì nhà tôi có hiện tượng lún phía giáp ranh với nhà kế bên và làm tường nhà tôi bị nứt xé nhiều chổ (vết nứt dài hở khoảng 1 phân) có nguy cơ sụp đổ. Xin cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi có thể làm đơn kiện đòi nhà kế bên bồi thường được không? Nếu được thủ tục như thế nào? 2. Cũng căn nhà đó (diện tích nhà hiện hữu 3,3m x 13m), nhà 2 mặt tiền hẻm. Hiện nay tôi muốn xây lại nhà (vì nhà lún nứt, có thể sụp đổ). Tuy nhiên, khi liên hệ để xin giấy phép thì nhà tôi: chiều ngang thụt vào còn 3m, chiều dài phía mặt tiền phải bị chặt góc 2mx2m nên mặt tiền chỉ còn 1m nên muốn xây nhà tôi phải thụt vào luôn 2m (không chặt góc) khi đó diện tích còn 3m x 11m= 33m2 (không đủ diện tích 36m2 theo qui định) nên nhà tôi không được cấp phép. Nhưng nhà tôibĩ lún nứt nhiều chổ không thể sửa chữa thông thường. Vậy tôi có thể làm đơn lên phường xin giấy sửa chữa để đập xây lại nhưng vẫn giữ nguyên hiện trạng ban đầu sau khi sửa có được không? Thủ tục ra sao? Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu đính kèm: Không có tài liệu đính kèm
Thông tin phản hồi
Không có tài liệu đính kèm
Người phản hồi:
Nội dung: Chào ông Trần Văn Anh, Qua câu hỏi của ông, Sở Xây dựng trả lời như sau: Nội dung 1: Theo phản ánh nhà ông mua năm 1998, năm 2007 nhà kế bên xây dựng có làm nứt tường nhà ông và chủ nhà xây dựng đã qua sửa chữa lại cho nhà ông. Như vậy, việc xây dựng gây ảnh hưởng nhà ông đã được hai nhà thỏa thuận sửa chữa và chủ nhà xây dựng đã qua sửa chữa lại cho nhà ông. Đâu năm 2009, nhà ông có hiện tượng lún phía giáp ranh với nhà kế bên và làm tường nhà bị xé nhiều chỗ, có nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, do ông không báo rõ là đầu năm 2009, nhà kế bên đang tiếp tục xây dựng hay đã xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng, do đó, dề nghị ông liên hệ với Công ty có tư cách pháp nhân để kiểm định và xác định rõ nguyên nhân gây hư hại nhà ông. Nội dung 2: Khi tháo dỡ nhà cũ để xây dựng mới thì ông phải lập thủ tục xin cáp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận. Về diện tích đất tối thiểu để xin cấp giấy phép xây dựng thì theo Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND TP quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn TP.HCM: “5/Sửa đổi, bổ sung tiết b điểm 2.1 khoản 2 Điều 6 Quy định: Nếu lô đất có diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2 có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3,0m trở lên, được phép cải tạo, sửa chữa theo quy mô số tầng hiện hữu hoặc xây dựng mới tối đa 2 tầng (có thể bố trí tầng lửng tại trệt và mái che cầu thang tại sân thượng), chiều ao toàn công trình không quá 13,4m (đối với đường có lộ giới từ 20m trở lên) và không quá 12,2m (đối với đường có lộ giới từ 12 đến dưới 20m). 6/ Sửa đổi, bổ sung nội dung gạch đầu dòng thứ 3 tiết b điểm 2.2 khoản 2 Điều 6 quy định: Có chiều rộng (hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng) từ 3,0m trở lên, hoặc có chiều rộng (hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng) từ 2,0m đến dưới 3,0m nhưng có điều kiện hợp khối kiến trúc bên ngoài: được phép cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng hoặc xây dựng mới với chiều cao toàn công trình xác định theo lộ giới hẻm như sau: + Hẻm lộ giới >= 3,5m: cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 là 5,8m; xây dựng tối đa 3 tầng (có thể bố trí tầng lửng tại trệt và mái che cầu thang tại sân thượng), chiều cao không quá 15,6m. + Hẻm lộ giới < 3,5m: cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 là 3,8m; xây dựng tối đa 3 tầng (không bố trí tầng lửng tại trệt, có thể bố trí mái che cầu thang tại sân thượng), chiều cao không quá 13,6m”. Về thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng thì theo Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng quy định: “Điều 3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới 1. Đối với công trình không theo tuyến: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 1) Thông tư này; b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: - Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; - Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200; - Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án, tỷ lệ 1/50 - 1/200. 2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 2) Thông tư này; b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: - Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình; - Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000; - Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200; - Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm: + Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình.” Do đó, đề nghị ông liên hệ Ủy ban nhân dân quận nơi công trình tọa lạc để được hướng dẫn cụ thể về việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở riêng lẻ.
Số lượng lượt xem: 830