CHI TIẾT Ý KIẾN VÀ PHẢN HỒI

Về Hoạt đông xây dựng
Thứ tư, 24/07/2019, 02:19 SA
Cỡ chữ Màu chữ image
Thông tin ý kiến
Chủ đề: Về Hoạt đông xây dựng
Người gửi: Lê Thái Thìn Email: tanideco_thin@yahoo.com.vn
Địa chỉ: 90 Nguyễn Thái Học, Phường 3, Thị xã Tây Ninh Số điện thoại:
Giới tính: Nữ Năm sinh:
Lĩnh vực: Hỏi đáp Ngày gửi: 24/07/2019
Nội dung: Kính gởi: Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh Xin cho Tôi hỏi về chủ đề Hoạt động xây dựng. Câu hỏi 1. Tôi vừa tốt nghiệp đại học chuyên nghành xây dựng (kỹ sư kết cấu đã có văn bằng tốt nghiệp đại học) vào tháng 11/2009, thời gian qua Tôi có tham gia thiết kế kết cấu một số công trình cấp IV và ký tên trên bản vẽ vào ô chức danh thiết kế (phần kết cấu). Theo quy định tại khoản 1 điều 15 Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng: "Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập". Theo quy định tại điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì cá nhân tham gia thiết kế xây dựng công trình phải có đủ điều kiện về năng lực. Theo khoản 4 điều này: "Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình". Căn cứ theo quy định nêu trên, “người trực tiếp thiết kế” hay cá nhân tham gia thiết kế xây dựng công trình không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP nêu trên mà chưa có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, hay kỹ sư xây dựng (kỹ sư mới ra trường thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc kết cấu) thì có thể tham gia thiết kế xây dựng công trình và được ký tên trên bản vẽ hay không? Trong trường hợp của tôi là kỹ sư xây dưng mới ra trường (chưa có chứng chỉ hành nghề) có được ký vào ô "Thiết kế" hay không? Trong trường hợp trên khung tên bản vẽ (theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP) có chức danh chủ trì bộ môn (là kỹ sư kết cấu); hoặc có chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng công trình (là kỹ sư kết cấu, kiến trúc sư, …) mà Tôi là kỹ sư kết cấu mới ra trường chưa có chứng chỉ hành nghề, có được ký tên vào khung ô thiết kế kế cấu “người trực tiếp thiết kế theo quy định tại khoản 1 điều 15 Nghị định 209/2004/NĐ-CP” hay không? Nếu trong khung tên chỉ có chức danh chủ trì bộ môn (mà người này là kiến trúc sư), mà Tôi là kỹ sư kết cấu mới ra trường chưa có chứng chỉ hành nghề, có được ký tên vào khung ô thiết kế kế cấu “người trực tiếp thiết kế theo quy định tại khoản 1 điều 15 Nghị định 209/2004/NĐ-CP” hay không? Câu hỏi 2. Theo Điều 39 Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy định “Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình”. Theo Thông tư 12/2009/TT-BXD Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư: “1. Quy định chung a) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; b) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và đã nộp lệ phí theo quy định. 2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp; 3. Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình;” Theo quy định tại điểm 3 điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư thì người kỹ sư minh chứng về kinh nghiệm của mình bằng tài liệu gì (ví dụ như bản vẽ do mình thiết kế, quyết định giao việc của Giám đốc công ty...)? Xin giải thích thêm cụm từ “đã tham gia thực hiện thiết kế” về mức độ là chỉ tham gia phụ giúp việc cho kỹ sư chủ trì bộ môn kết cấu, hay tham gia thiết kế có được ký tên trong bản vẽ thiết kế xây dựng do mình thiết kế hay không? Câu hỏi 3: Theo Thông tư 12/2009/TT-BXD Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình tại điểm c có quy định ”Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình được nghiệm thu bàn giao. Xin giải thích hai cụm từ “đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế …”; “đã tham gia thực hiện thiết kế...” cụ thể là như thế nào? Khi nào thì người kỹ sư được "trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế", hoặc được đã tham gia thực hiện thiết kế …”. Trong khi chờ đợi sự giải thích của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, Tôi xin chân thành biết ơn!
Tài liệu đính kèm: Không có tài liệu đính kèm
Thông tin phản hồi
Không có tài liệu đính kèm
Người phản hồi:
Nội dung: Chào bạn Lê Thái Thìn, Qua câu hỏi của bạn, Sở Xây dựng trả lời như sau: Câu hỏi 1: Căn cứ khoản 4, Điều 36 – Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quy định “cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế chuyên ngành đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định”. Theo đó, chỉ có cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Nếu tham gia trực tiếp thực hiện công tác thiết kế, bạn có thể ký chịu trách nhiệm về phần thiết kế của mình vào các văn bản liên quan theo quy định (không yêu cầu về chứng chỉ hành nghề và quá trình kinh nghiệm). Câu hỏi 2: Căn cứ khoản 3, Điều 6 - Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/06/2009 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; cá nhân phải kê khai cụ thể trong Bản khai kinh nghiệm (mẫu đính kèm Thông tư 12/2009/TT-BXD) có kinh nghiệm về lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm (sau thời điểm tốt nghiệp được quy định tại Điều 4 - Thông tư số 12/2009/TT-BXD) và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình; Nếu có đề nghị của Hội đồng tư vấn xét cấp chứng chỉ hành nghề về nội dung kê khai, yêu cầu bạn làm rõ bằng các tài liệu chứng minh liên quan. Câu hỏi 3: Điểm c, khoản 4, Điều 6 - Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/06/2009 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng quy định về điều kiện đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình “đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình được nghiệm thu bàn giao”. Nếu đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công (hoặc trước khi luật xây dựng có hiệu lực đã giám sát thi công) ít nhất 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công 5 công trình đã được nghiệm thu thuộc loại công trình nào thì được hành nghề giám sát thi công “xây dựng và hoàn thiện” đối với loại công trình đó ./.
Số lượng lượt xem: 530