Cấp phép xây dựng

title Cấp phép xây dựng

Công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố
Thứ tư, 29/08/2012, 17:00 CH
Cỡ chữ Màu chữ image

. Thực trạng công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố:

Công tác cấp giấy phép xây dựng đã được Ủy ban nhân dân thành phố rất quan tâm, kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về xây dựng. Việc cấp giấy phép xây dựng ngày càng được phân cấp mạnh cho Ủy ban nhân dân quận-huyện thực hiện nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Đồng thời với việc đơn giản các thủ tục hành chính, công khai các quy định; chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc; nâng cao nhận thức về pháp luật và chuyên môn của của đội ngũ cán bộ công chức, cũng như nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nên số lượng chủ đầu tư chấp hành việc xin phép xây dựng đã tăng lên rõ rệt (thể hiện thông qua số lượng giấy phép xây dựng được cấp hàng năm trên địa bàn thành phố), cụ thể:

Năm

Số lượng GPXD đã cấp

(Giấy phép)

Tổng DT sàn XD

(Triệu m2 sàn XD)

2001

9.653

2,42

2002

11.063

2,32

2003

15.172

3,29

2004

21.541

4,83

2005

22.259

6,49

2006

24.418

5,69

2007

28.171

6,43

2008

25.594

6,1

2009

31.219

5,89

2010

46.694

10,1

2011

41.700

7,07

6 tháng đầu năm 2012

11.862

(17.104)

2,17

(3.359)

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng thành phố cũng đã duy trì đều đặn chế độ giao ban định kỳ 02 lần/năm công tác cấp giấy phép xây dựng với Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Ban Quản lý các Khu đô thị mới, Khu Công nghiệp - Khu chế xuất có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và các cơ quan chức năng của thành phố nhằm trao đổi, nắm bắt kịp thời các quy định mới liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng; hướng dẫn giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong phạm vi thẩm quyền; đồng thời tổng hợp những ý kiến, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để trình Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Xây dựng nếu vượt thẩm quyền. Từ đó tạo sự liên thông, thống nhất trong cách giải quyết hồ sơ của các cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố.

2. Về cải cách thủ tục hành chính trong công tác cấp phép xây dựng:

Công tác cấp phép xây dựng được chuyển giao từ Kiến trúc sư Trưởng thành phố sang Sở Xây dựng theo Quyết định số 58/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 25/10/2000 của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng đã không ngừng tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố cải cách thủ tục hành chính thông qua các Quyết định ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép và các hướng dẫn, tập huấn cho các cơ quan thẩm quyền trong công tác cấp phép xây dựng phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng.

Hiện nay, theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về thủ tục cấp giấy phép xây dựng chỉ còn 03 thành phần chính là: Đơn; chủ quyền nhà, đất và bản vẽ thiết kế (riêng đối với công trình tôn giáo phải có thêm ý kiến của Ban Tôn giáo thành phố về nhu cầu tôn giáo trong việc xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo); về quy trình phải đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ không quá 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ và không quá 20 ngày làm việc đối với các công trình còn lại theo quy định tại khoản 4 Điều Điều 25 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Sở Xây dựng đã biên tập và phổ biến tài liệu hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp phép xây dựng; mở các đợt tập huấn cho các CBCC quận-huyện, phường-xã, thị trấn (trong đó có công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép); phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận-huyện tổ chức những Ngày hội tư vấn pháp luật cho người dân…

3. Về những khó khăn, vướng mắc:

Ngoài kết quả đã đạt được, trong thực tế công tác cấp phép xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số vấn đề tồn tại gây khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân; vẫn còn một số quận-huyện cấp phép chậm so với quy định; tình trạng xây dựng không phép, sai phép vẫn còn xảy ra. Sở dĩ còn tồn tại một số vấn đề đó là do nhiều nguyên nhân, có thể phân loại các nguyên nhân chủ yếu như sau:

* Nhận thức và hiểu biết pháp luật liên quan đến công tác cấp phép xây dựng của các chủ đầu tư và cán bộ công chức thực hiện công tác cấp phép xây dựng chưa đầy đủ nên khi thực hiện còn lúng túng hoặc thực hiện không đúng theo quy định.

* Trong quá trình lập dự ánthiết kế công trình do chủ đầu tư không nghiên cứu kỹ để đưa ra nhiệm vụ thiết kế chuẩn xácnên sau khi đã được thỏa thuận về quy hoạch, kiến trúc để lập dự án; chủ dầu tư lại tự điều chỉnh thiết kế công trình dẫn đến phải lấy ý kiến thỏa thuận lại hoặc phải có văn bản hướng dẫn chỉnh sửa thiết kế làm kéo dài thời gian xét cấp giấy phép xây dựng.

* Các thủ tục mà pháp luật khác có liên quan quy định nhưng không rõ, còn chồng chéo làm phát sinh các thủ tục, khó khăn trong thực hiện. Từ đó, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải yêu cầu chủ đầu tư tự thỏa thuận với các cơ quan liên quan trước khi nộp hồ sơ xin phép xây dựng. Ví dụ: Văn bản cung cấp các chỉ tiêu kiến trúc – quy hoạch, văn bản thỏa thuận về chiều cao công trình với Cục Tác chiến – Bộ Quốc phòng (đối với những công trình vượt chiều cao tĩnh không theo quy định), văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy.

* Việc tổ chức thực hiện chưa hợp lý, cụ thể:

- Công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng còn thiếu dẫn đến phải thỏa thuận nhiều, quy hoạch đã được duyệt nhưng chưa công bố công khai theo quy định, sự phối hợp giữa cơ quan cấp phép xây dựng và cơ quan phê duyệt quy hoạch chưa tốt dẫn đến tình trạng cơ quan cấp phép không có đầy đủ thông tin để xem xét, giải quyết nên phải hỏi cơ quan quản lý quy hoạch và các cơ quan liên quan làm mất rất nhiều thời gian.

- Công tác tổ chức thực hiện tại các cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng chưa thật sự tốt, việc thụ lý hồ sơ chưa kịp thời, thời gian gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ hoặc lấy ý kiến của cơ quan liên quan không đảm bảo thời gian theo quy định.

4. Các giải pháp thực hiện:

Để khắc phục những khó khăn, giải quyết những vướng mắc trong công tác cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng đã triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

* Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng phải thường xuyên niêm yết công khai các quy định pháp luật, quy trình và thủ tục trong công tác cấp giấy phép xây dựng để nhà đầu tư và người dân dễ dàng tiếp cận, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

* Tổ chức những lớp tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép cho các cán bộ, công chức của quận-huyện, phường-xã, thị trấn, các cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày một tăng của thành phố.

* Phối hợp với các sở-ngành liên quan nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan chức năng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng rộng rãi, công khai minh bạch; nhằm hạn chế tình trạng để các nhà đầu tư, người dân phải xin ý kiến các cơ quan chức năng về các chỉ tiêu kiến trúc – quy hoạch, chiều cao công trình, phòng cháy chữa cháy cho từng công trình trước khi xin cấp giấy phép xây dựng.

* Tổ chức kiểm tra công tác cấp phép xây dựng tại 24 quận-huyện, các cuộc họp giao ban chuyên đề về công tác cấp phép xây dựng để hướng dẫn thủ tục, bàn biện pháp tháo gỡ vướng mắc, chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong công tác cấp phép xây dựng.

* Áp dụng chặt chẽ quy trình giải quyết hồ sơ đảm bảo theo Tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, tiến tới đăng ký thực hiện theo Tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008. 

Nguồn: Tạp chí Sài Gòn Đầu tư & Xây dựng

Nguồn: Khác

Số lượng lượt xem: 4848
Tin đã đưa