title Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Thực hiện nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chủ nhật, 23/06/2013, 17:00 CH
Cỡ chữ Màu chữ image

Ngày 06/02/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định 15/2013/NĐ-CP) thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 15/4/2013. Điểm mới nổi bật trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP là tăng cường chức năng thẩm tra, giám sát các dự án đầu tư xây dựng công trình cho các cơ quan quản lý nhà nước về xây dtmg, nâng cao trách nhiệm của chủ đần tư trong thực hiện các công trình xây dựng, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Đặc biệt là các quy định mới về tăng cường kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với chất lượng các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng nếu xảy ra sự cố; công bố thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng; thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, chống thất thoát lãng phí cho công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách; và kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành đưa hạng mục, công trình vào sử dụng.

Ngày 27/3/2013, Sở Xây dựng đã phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị phổ biến, tập huấn Nghị định 15/2013/NĐ-CP cho các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng của thành phố, Quận-Huyện, Chủ đầu tư,...

Đến nay, theo thông tin từ Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã và đang xây dựng các Thông tư để hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP như: Thông tư hướng dẫn thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng (đã dự thảo lần 9); Thông tư hướng dẫn các điều có liên quan đến Nghị định 15/2013/NĐ-CP; Thông tư phân cấp công trình phân cấp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để quản lý cấp công trình tương đương; Thông tư hướng dẫn tổ chức giải thưởng chất lượng công trình xây dựng.

Tuy còn một số nội dung cần có Thông tư hướng dẫn, nhưng Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã có hiệu lực từ ngày 15/4/2013. Theo đó, Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã giao trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương, cụ thể như sau:

 

Điều 44 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP về trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

 

1. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

 

2. Hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Nghị định này đối với các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình trên địa bàn.

4. Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 39 của Nghị định này.

5. Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này (ghi chú: nội dung mới).

6. Tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

 

Điều 45 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

1. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, thực hiện các việc sau:

a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;

b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng công trình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

c) Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn;

d) Phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành;

đ) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình chuyên ngành do Sở quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này; (ghi chú: nội dung mới)

e) Công bố trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; (ghi chú: nội dung mới)

g) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 39 của Nghị định này; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn;

h) Kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này đối với công trình chuyên ngành do Sở quản lý; (Ghi chú: nội dung mới)

i) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;

k) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn.

2. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;

b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra thiết kế xây dựng công trình chuyên ngành theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này; (ghi chú: nội dung mới)

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này đối với công trình chuyên ngành; (ghi chú: nội dung mới)

d) Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

b) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng được ủy quyền quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn;

c) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu;

d) Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định tại Điều 37, Điều 38 của Nghị định này;

đ) Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hằng năm, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

 

Nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, thực hiện đúng thời hiệu các quy định pháp luật của Nghị định 15/2013/NĐ-CP trên địa bàn thành phố, tránh gây ách tắc hoạt động đầu tư xây dựng, Sở Xây dưng kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến chỉ đạo như sau:

1) Giao Sở Xây dựng triển khai thực hiện nội dung Khoản 1 Điều 45 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, trong đó tập trung các công việc sau:

- Dự thảo, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành Chỉ thị về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ.

- Trong thời gian chờ Bộ Xây dựng ban hành các Thông tư hướng dẫn những nội dung của nghị định 15/2013/NĐ-CP, giao Sở Xây dựng có văn bản hướng dẫn tạm thời về công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn; thẩm tra thiết kế xây dựng và kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng, trên cơ sở các nguyên tắc sau:

+ Tuân thủ các quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP;

+ Phân công các chủ thể thực hiện nhiệm vụ sao cho phù hợp với các quy địa hiện hành về phân cấp, ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình;

+ Phân định quy trình khác nhau đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách và công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, theo hướng giảm thiểu thủ tục, đơn giản quy trình, đúng pháp luật;

+ Xử lý chuyển tiếp các công việc đã và đang thực hiện, đảm bảo các dự án đầu tư xây dựng công trình được triển khai bình thường, thuận lợi;

+ Tham khảo các dự thảo Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng (nếu có) để hạn chế những thay đổi, điều chỉnh sau này.

- Sau khi Bộ Xây dựng ban hành các Thông tư hướng dẫn những nội dung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, giao Sở Xây dựng cập nhật, điều chỉnh để có hướng dẫn chính thức các nội dung có liên quan. Trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo, dự thảo văn bản để Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành theo quy định.

- Tổ chức công bố trên Trang thông tin điện tử Sở Xây dựng quản lý các thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình trên địa bàn theo quy định tại Điều 8 của nghị định 15/2013/NĐ-CP.

- Tiếp nhận và tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng các công trình chuyên ngành do Sở quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP.

- Kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng các công trình chuyên ngành do Sở quản lý theo quy định tại Điều 32 NGHÌ định 15/2013/NĐ- CP.

2) Giao các Sở ban ngành có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu đô thị Nam thành phố, Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc thành phố, Ban Quản lý các Khu công nghiệp - Khu Chế xuất, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao):

- Thực hiện trách nhiệm của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 của nghị định 15/2013/NĐ-CP.

- Tiếp nhận và tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng các công trình chuyên ngành; kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng các công trình chuyên ngành do đơn vị quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21, Điều 32 của nghị định 15/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Sở Xây dựng.

3) Giao Ủy ban nhân dân các quận-huyện:

- Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước địa phương về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP,

- Tiếp nhận và tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng các công trình xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng các công trình chuyên ngành do đơn vị quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21, Điều 32 của nghị định 15/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Sở Xây dựng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyền, giao Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ xây dựng xin ý kiến chỉ đạo xử lý.

Sở Xây dựng kính trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, có ý kiến chỉ đạo./.

 

(Theo Công văn số 2938/SXD-QLCLXD ngày 02/5/2013 v/v thực hiện Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng)

Nguồn: Khác

Số lượng lượt xem: 346
Tin mới hơn
Tin đã đưa