Liên kết phát triển vật liệu xây dựng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Bước đột phá mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng
Phát triển VLXD bền vững của VKTTĐPN là phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển VLXD Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phát triển phải hài hòa các nhân tố như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường; trên cơ sở ưu tiên lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu; quy mô hợp lý; sản phẩm đạt chất lượng kỹ, mỹ thuật, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Liên kết để hạn chế những bất cập trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các địa phương; đi đến hỗ trợ chặt chẽ với nhau; khai thác các vùng đất giàu tiềm lực phát triển công nghiệp VLXD như Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Tiền Giang nhưng thị trường tiêu dùng phần nào còn hạn chế; để hài hòa với Thành phố Hồ Chí Minh, là khu vực trọng điểm về nhu cầu tiêu dùng nhưng hạn chế về tài nguyên, vị trí cho tổ chức hoạt động sản xuất
Qua liên kết, các địa phương VKTTĐPN tìm được tiếng nói chung nhằm tạo ra những giải pháp đồng bộ mang tính lâu dài bảo đảm cho sự phát triển của doanh nghiệp. Với vai trò đầu tàu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện mô hình trung tâm tiêu dùng, tổ chức triển lãm, giới thiệu các loại hàng hóa VLXD, xoay quanh trục là các địa phương có sản phẩm vật liệu và tài nguyên khoáng sản chế biến VLXD, nhằm giới thiệu đến nhà đầu tư về tiềm năng của các địa phương thuộc VKTTĐPN. Việc làm này không chỉ quảng bá cho Thành phố mà góp phần thúc đẩy liên kết phát triển bền vững. Đây cũng là giải pháp để tìm đầu ra cho doanh nghiệp sản xuất VLXD, góp phần tăng trưởng kinh tế Vùng. Việc phân định giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa các địa phương có tài nguyên, sản phẩm với địa phương thị trường tiêu dùng là việc hài hòa lợi ích giữa các tỉnh thành thuộc VKTTĐPN; hạn chế có nhiều dự án đầu tư phát triển VLXD cho cả Vùng bị trùng lắp, dàn trải, nhỏ lẻ, không phát huy hiệu quả.
Với vị trí và vai trò gắn kết phát triển lĩnh vực VLXD trong Vùng nhằm góp phần triển khai thực hiện Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội VKTTĐPN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; ngày 04/02/2013, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 669/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 về phê duyệt Đề cương Chương trình khảo sát, thu thập thông tin về nguồn nguyên liệu sản xuất VLXD, chủng loại VLXD là thế mạnh của 07 tỉnh thuộc Vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn 07 tỉnh thuộc VKTTĐPN, không chỉ là một trong các giải pháp tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển VLXD Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 21/5/2011; còn là động thái tích cực để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng và VLXD trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ.
Xác định đây là một trong những Chương trình trọng tâm, làm cơ sở tham mưu UBND Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Chương trình hợp tác, đầu tư liên kết VKTTĐPN; cung ứng VLXD cho nhu cầu tiêu thụ của thành phố, đồng thời hướng thành phố trở thành trung tâm giao dịch, trưng bày, triển lãm sản phẩm, hàng hóa VLXD với quy mô lớn; lãnh đạo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện và phấn đấu hoàn thành Chương trình đảm bảo tiến độ và đạt chất lượng, hiệu quả thiết thực.
MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT:
1. Tổ chức 07 Hội nghị liên kết phát triển VLXD theo hướng bền vững tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bình Phước và Tiền Giang, thu hút trên 1.550 đại biểu tham dự.
2. Tiến hành ký kết 07 Bản thỏa thuận hợp tác trong công tác quản lý, phát triển VLXD giai đoạn 2014 – 2020 giữa Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thuộc VKTTĐPN.
3. Tổ chức giới thiệu 52 gian hàng trưng bày sản phẩm, hàng hóa VLXD tại các Hội nghị.
4. Tổ chức 05 đợt tham quan thực tế tại: Mỏ đá lô 3+4 tại ấp Tân Châu, xã Châu Pha, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Công ty Cổ phần Thành Chí; Dây chuyền tái chế xỉ thép bằng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường của Công ty TNHH Vật Liệu Xanh, tại đường số 10, Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Nhà máy sản xuất vật liệu không nung (gạch, tấm bê tông khí chưng áp) của Công ty cổ phần Vương Hải, tại ấp Ông Hường, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; Khu Công nghiệp Phước Đông – Bời Lời, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; Nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp (AAC) của Công ty Cổ phần Hưng Khang tại xã Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
5. Tổ chức thu thập thông tin của 71 mỏ khoáng sản làm VLXD; 85 khu công nghiệp, khu kinh tế có thu hút sản xuất VLXD tại 04 tỉnh (Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh); 27 loại VLXD tiêu biểu, thế mạnh sản xuất và tiêu thụ tại 03 tỉnh (Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh) và hai chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư sản xuất VLXD tại tỉnh Đồng Nai.
Để đạt các kết quả trên, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng các tỉnh thuộc VKTTĐPN tổ chức nhiều cuộc họp nhằm thống nhất mục đích, chủ trương và nội dung triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn các tỉnh. Ngoài ra, nhằm hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh; phối hợp tại các Hội nghị trên, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các Chương trình công tác xã hội: Vận động xây dựng nhà cho gia đình chính sách của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; vận động hưởng ứng Chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” của Báo Tuổi trẻ tại Hội nghị tỉnh Long An; tổ chức trao tặng quà cho người nghèo, học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn; vận động, phối hợp các y bác sĩ Bệnh viện 115 tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí và trao tặng tủ thuốc cho trạm y tế Xã Tân Quan, tỉnh Bình Phước; trao tặng nhà tình thương tại xã An Khương, tỉnh Bình Phước.
ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Chương trình đã thông tin đầy đủ kịp thời các quy hoạch xây dựng, quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành liên quan VLXD của các tỉnh thuộc VKTTĐPN về quan điểm, chủ trương, định hướng và công tác quản lý, phát triển VLXD của cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương tại các tỉnh thuộc VKTTĐPN về VLXD để doanh nghiệp các tỉnh nắm bắt, định hướng hoạt động.
2.Chương trình đã góp phần triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 567/QĐ-TT ngày 28/4/2010, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012, Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày Bộ Xây dựng tại trên địa bàn 07 tỉnh thuộc VKTTĐPN, cụ thể:
- Đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về liên kết hành động của Sở Xây dựng 07 tỉnh thuộc VKTTĐPN trong công tác triển khai thực hiện và đẩy mạnh phát triển VLXKN trong toàn Vùng:
-Chương trình đã có những động thái cụ thể, thiết thực đẩy mạnh sử dụng VLXKN trên toàn Vùng: Đưa Chương trình VLXKN vào một trong những nội dung ký kết hợp tác với các tỉnh; giới thiệu các chính sách ưu đãi, thế mạnh của địa phương để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất VLXKN trên địa bàn tỉnh, tổ chức tham quan một số doanh nghiệp sản xuất VLXKN có quy mô lớn, điển hình để nghiên cứu, học hỏi quy trình, công nghệ sản xuất; tham mưu UBND tỉnh, thành phố thực hiện chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất lò gạch thủ công, ban hành Chỉ thị tăng cường sử dụng VLXKN trên địa bàn tỉnh, thành phố; tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về VLXKN cho đối tượng có liên quan….
- Nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn sản phẩm thân thiện môi trường, nguồn nguyên liệu không ảnh hưởng đến tài nguyên quốc gia, quy mô công suất hợp lý, công nghệ hiện đại, sạch, tiêu tốn ít năng lượng. Đến nay, VKTTĐPN đã có 04 nhà máy sản xuất Gạch bê tông nhẹ - Gạch khí chưng áp (AAC), trong đó tại Đồng Nai 01 nhà máy, Bình Dương 01 nhà máy, Long An 02 nhà máy với tổng công suất thiết kế trên 400.000 m3 năm; ngoài Gạch bê tông nhẹ - Gạch khí chưng áp (AAC) còn có gạch xi măng cốt liệu được sản xuất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, TPHCM, tấm thạch cao, tấm panel cách nhiệt, tấm 3D.
- Doanh nghiệp sản xuất VLXKN ngày càng chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng đầu tư thị trường tiêu thụ trên địa bàn 07 tỉnh (Công ty CP Vương Hải: Sản xuất gạch AAC, trụ sở sản xuất tại tỉnh Đồng Nai; hiện nay đã mở Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng cơ sở sản xuất và sản lượng tiêu thụ VLXKN trên địa bàn tỉnh, thành phố ngày càng gia tăng (tiêu biểu là: Năm 2010, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 04 cơ sở sản xuất VLXKN. Đến 23/6/2014 đã tăng lên 17 cơ sở, chủ yếu là sản xuất gạch xi măng cốt liệu, sản phẩm tấm thạch cao và tấm panel cách nhiệt.
- Tại Hội nghị liên kết phát triển VLXD theo hướng bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, có tổ chức cho các đại biểu tham quan thực tế mỏ khoáng sản làm VLXD, sản phẩm của Công ty CP Thành Chí, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; dây chuyền sản xuất VLXKN của Công ty CP Vương Hải, tỉnh Đồng Nai... Qua đợt tham quan, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh cũng đã tìm được đối tác và cung cấp sản phẩm VLXKN cho các công trình xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
- Các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng VLXKN cũng ngày ngày gia tăng (06 tháng đầu năm 2014 chỉ có 34 công trình sử dụng, đến tháng 12 năm 2014 đã tăng thêm 145 công trình, nâng tổng số công trình sử dụng VLXKN năm 2014 lên 179 công trình).
3.Thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Xây dựng các tỉnh nhằm trao đổi kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ cung cấp thông tin, dữ liệu tình hình quản lý nhà nước về VLXD; phối hợp xử lý vi phạm doanh nghiệp có trụ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh không tuân thủ quy định khi lưu thông trên thị trường; công khai thông tin sản phẩm, hàng hóa VLXD đã thực hiện công bố hợp quy để tổ chức, cá nhân có nhu cầu dễ dàng tiếp cận, lựa chọn, sử dụng trong công trình xây dựng đồng thời hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành của các địa phương khác trong việc quản lý nhà nước về xây dựng và VLXD tại địa phương… Sở Xây dựng 07 tỉnh thuộc VKTTĐPN đã thống nhất và thiết lập đa dạng các hình thức liên kết, chia sẻ thông tin thông qua văn bản, hệ thống website, email, số điện thoại nóng của mỗi địa phương.
4.Xây dựng được cơ sở thông tin, số liệu liên quan về VLXD tại 07 tỉnh thuộc VKTTĐPN; đây được xem là nguồn dữ liệu cơ bản, quan trọng phục vụ cho Chương trình khảo sát các cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đề án di dời các cơ sở sản xuất VLXD không phù hợp với Quy hoạch của Thành phố Hồ Chí Minh và chương trình hợp tác đầu tư, liên kết, cân đối nguồn nguyên liệu, sản phẩm, hàng hóa VLXD giữa các tỉnh thuộc Vùng Thành phố Hồ Chí Minh; là nguồn dữ liệu hữu ích phục vụ cho công tác định hướng, tham mưu xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách của cơ quan quản lý nhà nước nhà nước của 07 tỉnh thuộc VKTTĐPN; phục vụ công tác xây dựng đề tài khoa học cho các đối tượng liên quan…
5. Hỗ trợ doanh nghiệp của 7 tỉnh thuộc VKTTĐPN tiếp cận các chương trình ưu đãi về khoa học công nghệ để đổi mới công nghệ sản xuất mới, nâng cao chất lượng, kiểu loại sản phẩm VLXD để ngày càng đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế; thông tin danh mục sản phẩm, hàng hóa VLXD hoặc thiết bị công nghệ sản xuất VLXD trong nước đã sản xuất được để đưa vào danh mục của Bộ Công thương, nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất các loại sản phẩm, hàng hóa trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về Phòng trưng bày sản phẩm xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh, cách thức doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin về thị trường để xuất khẩu VLXD tạo điều kiện cho doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm do đơn vị sản xuất cho thị trường nước ngoài, đồng thời Phòng trưng bày trên cũng là cầu nối để doanh nghiệp gặp gỡ, tiếp cận các đối tác, nhà nhập khẩu nước ngoài, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay khi thị trường bất động sản đang ở giai đoạn trầm lắng kéo theo thị trường VLXD gặp nhiều thách thức, áp lực tiêu thụ trong nước và hàng tồn kho lớn.
6.Chương trình góp phần nâng cao chất lượng VLXD khi lưu thông trên thị trường, sử dụng trong công trình xây dựng trên địa bàn của 07 tỉnh thuộc VKTTĐPN; hướng dẫn, giải đáp kịp thời các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát, thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực VLXD của 07 tỉnh thuộc VKTTĐPN trong quá trình hoạt động liên quan VLXD tại đơn
7.Chương trình tạo cơ hội cho Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, chia sẻ một phần khó khăn với các đồng bào nghèo, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển đảo ... góp phần triển khai chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc VKTTĐPN.
Với sự nỗ lực của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố thuộc VKTTĐPN, Chương trình đã thực sự từng bước góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Vùng trong phát triển ngành VLXD.
Nguyễn Thị Thu Sương, Phòng Vật liệu xây dựng – Sở Xây dựng
- Công bố giá hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất tháng 11 năm 2014 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (26/12/2014)
- Công bố giá hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất tháng 10 năm 2014 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (26/11/2014)
- Công bố giá hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất tháng 9 năm 2014 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (19/10/2014)
- Công bố giá hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất tháng 8 năm 2014 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (19/09/2014)
- Công bố giá hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất tháng 7 năm 2014 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (19/08/2014)